Nỗi khổ về vấn đề giới tính của phái mạnh

Xã hội này luôn có những thứ mà chúng ta không lường trướng được, vấn đề giới tính cũng giống như thế, chuyện phòng the và chuyện sinh lý luôn là nỗi ám ảnh của phái mạnh, chuyện khó nói của đấng mài râu.
Vấn đề then chốt của phái mạnh


Ngày nay, khi xã hội đang ngày càng phát triển, chúng ta càng có những sự hiểu biết cũng như những cái nhìn rõ nét hơn về những vấn đề giới tính,

Ngày nay, khi xã hội đang ngày càng phát triển, chúng ta càng có những sự hiểu biết cũng như những cái nhìn rõ nét hơn về những vấn đề giới tính, sức khỏe sinh sản mà trước đây thường được ít đề cập tới với lý do đó là những vấn đề “tế nhị”. Đặc biệt là những vấn đề về sức khỏe sinh sản tình dục ở nam giới, hay ngày nay còn được biết tới là các bệnh lý nam khoa. Trong đó có rối loạn cương dương.

Rối loạn cương dương (RLCD) hay còn được biết tới với những tên gọi khác nhau như liệt dương, bất lực… là một trong những bệnh lý có ảnh hưởng rõ nhất đến chất lượng cuộc sống của đấng mày râu. Bệnh tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng hay cần phải can thiệp cấp cứu, nhưng lại ảnh hưởng đến tinh thần và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Trong tâm tư sâu thẳm của họ sẽ luôn bị ám ảnh một mặc cảm bất lực rất nặng nề như một phế nhân. Trạng thái mất cân bằng này sinh ra chán nản trong công việc hay trong các sinh hoạt giao tiếp đời thường, trầm cảm trong suy tư và là nguồn gốc của nhiều chứng bệnh khác về thần kinh, tâm thần như suy nhược thần kinh, trạng thái sầu uất, thậm chí cả trạng thái tâm thần phân lập.

Giờ đây, với cái nhìn cởi mở hơn của xã hội, các nhà nghiên cứu đã và đang cố gắng tháo gỡ dần những rào cản tâm lý của người bệnh, để họ có thể mạnh dạn chia sẻ những vấn đề của mình với các bác sĩ, để có thể giúp đem lại hạnh phúc trở lại cho bệnh nhân.

Rối loạn cương dương là gì?

Đây là cụm từ được Hội Nam học thế giới dùng để thay thế cho các từ bất lực, liệt dương, thiểu năng sinh dục nam giới… từ năm 1997. Qua đó, cụm từ rối loạn cương dương (RLCD) là tình trạng bệnh lý được mô tả bởi các triệu chứng như sau:
Hoàn toàn mất hẳn ham muốn tình dục: không còn đòi hỏi hoặc không còn đáp ứng thích thú trước các kích thích khêu gợi. Vì thế dương vật luôn luôn mềm xìu.

Vẫn còn ham muốn tình dục: trước những hoàn cảnh khách quan khêu gợi vẫn có những hứng khởi kích thích nhưng dương vật không thể cương cứng được để đưa vào âm đạo tiến hành cuộc giao hợp như ý muốn.

Dương vật cương cứng tốt nhưng không đúng lúc: khi định tiến hành cuộc giao hợp thì dương vật không thể cương cứng được. Nhưng trong những hoàn cảnh tự nhiên rất vô lý, hoàn toàn không bị kích thích về tình dục như đang đi đường, đang ngồi họp, nửa đêm khi thức dậy… thì dương vật lại cương rất cứng. Giả dụ rằng ngay lúc đó có người bạn tình đã sẵn sàng thì cuộc giao hợp sẽ rất trọn vẹn.

Dương vật cương cứng trong thời gian rất ngắn hoặc chưa kịp đưa vào âm đạo đã bị mềm xỉu hoặc có thể đưa vào âm đạo nhưng sau đó mềm dần và xỉu hẳn trong âm đạo. Cuộc giao hợp nửa vời hoàn toàn không gây được một chút thỏa mãn cho cả hai vợ chồng.

BS.Vũ Hữu Dũng
Mời xem bài sau: Nguyên nhân nào dẫn đến rối loạn cương dương?
Vào ngày 30/9/2015

THực phẩm hữu dụng để phòng bệnh cảm cúm

Chúng ta nên biết được cách phòng bệnh cảm cúm cho trẻ trong thời tiết giao mùa, vì khi phòng bệnh bé sẽ có được một sức khỏe tốt, một hệ miễn dịch tốt để không bị vi khuẩn lây bệnh. Sau đây là những thực phẩm giúp cho trẻ có thể phòng chống tốt căn bệnh cảm cúm đáng ghét.

Làm thế nào để nâng cao khả năng miễn dịch và phòng bệnh cúm thông qua ăn uống? Dưới đây là những loại thực phẩm hữu dụng cho thực đơn hàng ngày của bạn để phòng tránh bệnh cúm.

Sữa chua

Do phải trải qua quá trình lên men, nên trong sữa chua có chứa nhiều vi khuẩn có lợi, có tác dụng bảo vệ đường ruột, ngăn ngừa sản sinh ra các loại nấm mốc có hại cho cơ thể.
Ngoài ra, trong một số loại sữa chua còn chứa khuẩn sữa (vi khuẩn sinh acid lactid) có tác dụng hữu hiệu trong quá trình tạo bạch cầu trong máu.

Khoai lang

Tăng cường sức đề kháng cho da. Da là một thành viên trong “đội quân” bảo vệ cơ thể chống lại những tác hại cơ học và sinh học. Đồng thời da cũng là “bức rèm” ngăn ngừa và chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, siêu vi khuẩn, mầm bệnh vào cơ thể. Vitamin A có tác dụng quan trọng trong quá trình hình thành các mô liên kết ở da, giúp da khỏe mạnh, săn chắc, nâng cao khả năng miễn dịch cho toàn cơ thể. Cách tốt nhất để có nguồn vitamin A là tận dụng những thực phẩm sẵn có trong tự nhiên chứà -caroten (tiền vitamin A), mà khoai lang là thực phẩm rất giàu -caroten.

Trà

Phòng chống vi khuẩn gây cúm. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Khoa miễn dịch Trường Đại học Havard, những người uống 5 tách hồng trà hàng ngày và liên tục trong 2 tuần, cơ thể sản sinh ra nhiều chất interferon kháng độc tố nhiều hơn gấp 10 lần những người không uống trà. Loại protid có tác dụng phòng chống các bệnh truyền nhiễm này cũng có tác dụng hữu hiệu trong phòng chống cảm cúm. Đồng thời, trà cũng giúp giảm ngộ độc thức ăn, nhiễm trùng vết thương, tê phù chân, lao phổi, sốt rét… Và tất nhiên trà xanh cũng có tác dụng tương tự.

Canh gà
canh gà phòng chống tốt căn bệnh cảm cúm


Thuốc “mỹ vị” trị cảm cúm. Trong quá trình xào nấu, thịt gà giải phóng cysteine là chất tương tự loại thuốc acetylcysteine trong điều trị bệnh viêm phế quản. Ngoài ra, độ mặn của canh gà cũng có tác dụng làm giảm, tiêu đờm do trong nó chứa chất tương tự thành phần thuốc trị ho. Hiệu quả hơn khi nấu canh gà cho thêm hành tây hoặc tỏi.

Thịt bò

Bổ sung kẽm và tăng cường miễn dịch. Kẽm có trong thực phẩm vô cùng
quan trọng, có thể thúc đẩy quá trình sản sinh bạch cầu trong máu, đồng thời giúp kháng độc tố, vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể. Nếu cơ thể thiếu kẽm sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là cảm cúm. Nên ăn nhiều thịt bò, vừa giữ ấm cho cơ thể vừa phòng ngừa cảm cúm.
Nấm
“Trợ thủ” đắc lực cho bạch cầu chống cảm cúm. Hiện nay, các nhà khoa học đã tìm ra nguyên nhân tại sao nấm trong quan niệm của cha ông ta ngày trước là loại thực phẩm miễn dịch hiệu quả? Đó là, ăn nấm giúp đẩy nhanh quá trình sinh sản và hoạt động của bạch cầu, làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể.

Cá và các loại sò

Bổ sung selenium (Se) và phòng chống độc tố. Theo nghiên cứu của các chuyên gia Anh, bổ sung đầy đủ selenium sẽ giúp cơ thể sản sinh ra nhiều protein có tác dụng tăng cường miễn dịch, giúp thanh lọc các vi khuẩn gây bệnh cúm. Selenium chủ yếu có trong: con hàu, tôm cua, ngao sò, cá… Trong cá hồi có chứa nhiều omega-3 giúp máu sản sinh ra các tế bào chống cảm cúm, nâng cao khả năng miễn dịch cho cơ thể.

Tỏi

Garlicin trong tỏi giúp chống các bệnh truyền nhiễm và vi khuẩn. Theo kết quả thực nghiệm của các chuyên gia Anh, trong khi nấu ăn cho thêm tỏi sẽ giảm 2/3 khả năng mắc cảm cúm. Những người mắc bệnh kết tràng hay viêm ruột thường xuyên ăn tỏi sống, bệnh sẽ có khả năng thuyên giảm.
Yến mạch và lúa mạch
Antioxidant trong yến mạch và lúa mạch có tác dụng chống oxy hóa. Trong 2 loại thực phẩm này có chứa nhiều chất xơ, đặc biệt là -glucan, có tác dụng chống lại vi khuẩn và chống oxy hóa tốt, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể và giúp nhanh lành vết thương. Ngoài ra, còn giúp thuốc kháng sinh phát huy tác dụng nhanh chóng và hiệu quả.
BS. Thanh Hà

Khi trẻ bị ho bạn cần làm gì ?

Khi cơ thể phản ứng lại với những điều kiện bên ngoài sẽ dẫn đến ho, tình trạng này xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ và gây nên sự khó chịu rất nhiều trong sinh hoạt đời sống hằng ngày, vậy biện pháp khắc khó khi người lớn và trẻ nhỏ bị ho là gì ?

Ho là một phản xạ nhằm tống ra khỏi đường hô hấp các chất dịch, đờm do phế quản hay phổi tiết ra hoặc các dị vật từ ngoài lọt vào như: thức ăn, bụi... nhưng tùy nguyên nhân mà tính chất ho và đặc điểm bệnh lý khác nhau. Vậy, khi trẻ bị ho thì cần xử trí như thế nào?

Xử trí khi trẻ bị ho

Trong trường hợp khi bé ho do cảm lạnh kèm sổ mũi, không sốt hoặc sốt nhẹ nhưng bé vẫn ăn uống, chơi đùa bình thường, không nôn, có thể theo dõi bé ở nhà. Nên chăm sóc bé bằng cách cho bé uống nhiều nước cam, chanh hoặc ăn trái cây tươi, nấu cháo hoặc súp để bé dễ ăn hơn và theo dõi nhiệt độ của bé.
Làm gì khi trẻ bị ho?

Hẹ và mật ong trị ho cho trẻ.

Để giảm ho có thể dùng thuốc ho có nguồn gốc chiết xuất từ thiên nhiên chứa tinh dầu tràm, bạc hà, gừng, tần dày lá. Các thuốc này có tác dụng điều trị các chứng ho, sát trùng đường hô hấp, làm loãng niêm dịch làm dịu ho… rất an toàn và hiệu quả.Ngoài ra, có thể sử dụng một số bài thuốc dân gian như: mật ong hấp quất, hẹ, hoa đu đủ đực…Nếu bé đỡ ho, ăn uống tốt, không sốt, thở dễ thì thường bé sẽ khỏi trong vòng một tuần. Nếu bé hắt hơi sổ mũi thì nên nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý.
Cần đưa bé đi đến cơ sở y tế khi:

Trẻ ho đột ngột kèm co thắt, khò khè, hoặc thở rít, tím tái. Đây có thể là do trẻ bị dị vật đường thở, phải sơ cứu ban đầu và cho trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Ho kéo dài trong 1 tuần hoặc hơn mà không có dấu hiệu thuyên giảm. Khi trẻ ho kèm nôn hoặc sốt cao 38,5 độ C trở lên, trẻ ho kèm khó thở, thở nhanh, nông, trẻ co giật hoặc li bì khó đánh thức, trẻ ho kèm thở mệt, cánh mũi phập phồng, co lõm ngực, Khi ho kèm theo tiết đờm nhớt nhiều... cũng cần được nhanh chóng đi gặp bác sĩ.

Dinh dưỡng khi trẻ bị ho

Mùa lạnh, cần giữ ấm thân thể, tránh để bị lạnh, bị ẩm đột ngột kéo dài. Giữ vệ sinh sạch sẽ, tránh ô nhiễm… Nên tránh xa những người bị cảm cúm. Mặt khác, chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ nhỏ là rất quan trọng đặc biệt cần thiết khi trẻ đang ốm vì thời gian này trẻ thường lười ăn.

Cách chọn thực phẩm: Khi trẻ bị ho cần ăn những món có nhiều nước, dễ tiêu nhưng cũng đầy đủ dưỡng chất như: súp, cháo, sữa... đảm bảo 4 nhóm bột, béo, đạm, rau và phù hợp với khẩu vị hàng ngày của trẻ. Bên cạnh đó, trẻ cũng rất cần tăng sức đề kháng để chống bệnh. Vì thế nên cho trẻ ăn những thực phẩm giàu sinh tố A, giàu chất kẽm và chất sắt như: thịt bò, gà, trứng, rau có màu xanh, đỏ. Cần hạn chế những món ăn chế biến có quá nhiều mỡ như: chiên, xào… Đối với món cá, đôi khi trẻ có cảm giác tanh, dễ gây nôn, do vậy nên đợi sau khi bé hết bệnh hãy cho tập ăn trở lại.
Cách cho trẻ ăn: Do trẻ ho nhiều có thể nôn ra thức ăn vừa mới ăn xong kèm theo nhiều đờm nhớt, vì thế trước khi cho trẻ ăn nên cho uống vài thìa nước nhỏ, sau đó cho trẻ nằm sấp rồi vỗ về lưng trẻ nhằm giúp đờm nhớt không còn đọng ở cổ trẻ. Điều này giúp trẻ đỡ ho và ăn bớt nôn. Thức ăn có nhiều nước giúp làm loãng đờm nhớt ở trẻ, không bị kích thích ho nhiều. Điều nên nhớ là cần chia bữa ăn ra làm nhiều lần, cho ăn nhiều lần trong ngày.

Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh

Những bệnh khi chuyển mùa bạn cần biết

Các bệnh thường gặp thi thời tiết thay đổi đột ngột là cảm cúm và xốt xuất huyết. Trong giai đoạn chuyển mùa các phụ huynh cần biết cách để phòng tránh để tránh tình trạng bé bị nhiễm bệnh.

Bệnh đường hô hấp, cảm cúm, sốt xuất huyết, đau mắt đỏ... là những bệnh phổ biến khi thời tiết chuyển mùa hè sang thu. Cha mẹ cần biết cách phòng tránh để bảo vệ bản thân và con em mình khỏi nguy cơ mắc bệnh.


1. Bệnh đường hô hấp: (Viêm đường hô hấp trên cấp; Viêm phổi)

Khi có biểu hiện như sốt cao trên 3 ngày, khó thở, thở nhanh hoặc thở rút lõm lồng ngực hoặc thấy trẻ mệt nhiều hơn mọi ngày cần đưa trẻ đến bác sĩ khám và tư vấn.
Phòng bệnh đường hô hấp vào mùa thu: giữ ấm cơ thể, đeo khẩu trang khi ra đường, tránh mặc đồ quá dày mồ hôi ra nhiều dẫn đến nhiễm lạnh. Vệ sinh cá nhân. Rửa tay bằng xà phòng.

2. Cảm cúm

Biểu hiện của bệnh thường là nghẹt mũi, chảy nước mũi, sốt, đau đầu, chóng mặt, ho, đau họng, chán ăn... cần đưa bệnh nhân tới bác sĩ để được khám, tư vấn, điều trị hiệu quả, hạn chế những biến chứng và tái phát.
6 loại bệnh thường gặp khi chuyển mùa hè - thu

3. Sốt xuất huyết
Lưu ý không dùng thuốc hạ sốt loại có chứa Aspirin hoặc ibuprofen nếu nghi ngờ bé bị sốt xuất huyết vì dễ làm tăng nguy cơ chảy máu. Chỉ dùng thuốc hạ sốt loại Paracetamol rồi nhanh chóng chuyển ngay tới BV kịp thời.

4. Bệnh tay chân miệng

Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay bàn chân, gối, mông...
Biến chứng nguy hiểm của bệnh như viêm não, màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Phòng bệnh cần cách ly nguồn lây, rửa tay bằng xà phòng nhiều lần trong ngày, vệ sinh đồ chơi (nếu có thể nên rửa đồ chơi bằng xà phòng)...

5. Đau mắt đỏ

Bệnh có biểu hiện đỏ một mắt trước, sau đó lan sang mắt kia, người bệnh cảm thấy khó chịu, cộm như có cát trong mắt, nhiều dử, mi mắt sưng nề, mọng, đau nhức, chảy nước mắt...

Để phòng bệnh đau mắt đỏ cần chú ý vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng và nước sạch. Dùng riêng khăn, gối, chậu rửa mặt. Khăn mặt, khăn tắm cần giặt sạch bằng xà phòng, phơi nắng để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Nhỏ nước muối 0,9% hàng ngày.

6 loại bệnh thường gặp khi chuyển mùa hè - thu

Hạn chế tiếp xúc với người bị đau mắt. Không tự ý mua thuốc nhỏ mắt hoặc dùng thuốc của người khác khi bị bệnh. Không tự đắp lá dâu, lá trầu... vào mắt vì có thể gây nhiễm trùng nặng thêm.
Chú ý các thuốc có corticoide có thể làm dịu nhanh nhưng có nguy cơ gây biến chứng viêm giác mạc, vì thế, khi chưa có chỉ định của bác sĩ tuyệt đối không được dùng.

6. Bệnh dạ dày

Nhiều nghiên cứu cho thấy vào mùa thu, những người có vấn đề về dạ dày sẽ tăng nguy cơ và tái phát triệu chứng do sự kích thích của không khí lạnh, lượng hitamin trong máu tăng lên, dịch chua trong dạ dày bài tiết nhiều, đường tiêu hóa bị co bóp mạnh làm giảm sức đề kháng và tính thích ứng với khí hậu của cơ thể.

Bên cạnh đó do stress đặc biệt là việc học tập quá tải, căng thẳng hoặc ép trẻ ăn nhiều thường làm trẻ đau bụng. Lúc đầu đau bụng chức năng, lâu dần có thể gây loét...
Phòng bệnh, người đau dạ dày cần chú ý mặc ấm, rèn luyện sức khỏe để giảm bớt khả năng phát bệnh; chú ý ăn uống khoa học mỗi bữa, không nên ăn quá no và nên chia làm nhiều bữa, tránh học tập quá tải, không xem Tivi, chơi điện tử nhiều...

PV

Khoai lang giúp con người chữa được những bệnh gì ?

Một loại đồ ăn mà chúng ta ăn hằng ngày , thuở bé là lúc mà chúng ta thường ăn loại củ này nhất và có thể dùng làm chế biến các món ăn, và bạn có biết khoai lang có tác dụng gì ? sau đây là những tác dụng mà khoai lang giúp chúng ta trong phòng ngừa chứng xơ cứng động mạch, hạ huyết áp, giảm béo phì và chứng già yếu. Nó cũng có khả năng chống ung thư vú và ung thư đại tràng.



Cây khoai lang tên khoa học là Ipomoea batatas.
Thành phần hóa học trong củ khoai lang chứa 24,6% tinh bột, 4,17% glucose. Khi còn tươi, củ chứa 1,3% protein 0,1% chất béo, các diastase, tro có Mn, Ca, Cu, các vitamin A, B, C, 4,24% tanin, 1,375% pentosan. Khi đã phơi ở chỗ thoáng mát, trong củ có inosit, gôm, dextrin, axítchlorogenic, phytosterol, carotin, adenin, betain, cholin. Dây khoai lang cũng chứa adenin, betain, cholin. Ngọn dây khoai lang đỏ có một chất gần giống insulin. Lá chứa chất nhựa tẩy (1,95 - 1,97%).

Đông y cho rằng củ khoai lang có vị ngọt, tính bình, đi vào hai kinh tỳ và thận. Có tác dụng nhuận tràng, bổ hư tổn, ích khí lực, mạnh tỳ thận. Tác dụng bồi bổ cơ thể, ích khí, cường thân, kiện vị, tiêu viêm, thanh can, lợi mật, sáng mắt; chữa vàng da, ung nhọt, viêm tuyến vú, phụ nữ kinh nguyệt không đều (dùng trước kỳ kinh), nam giới di tinh, trẻ em cam tích, lỵ… Có công dụng để trị lỵ mới phát; đại tiện táo bón; di tinh, đái đục; phụ nữ kinh nguyệt không đều, loạn kỳ, máu xấu; cúm mùa hè, sốt nóng li bì, thân thể đau mỏi.

Cũng theo Đông y thì rau lang tính bình, vị ngọt, không độc, bổ hư tổn, ích khí lực, kiện tỳ vị, tư thận âm. Chữa tỳ hư, kém ăn, thận âm bất túc.

Dưới đây là những cách dùng khoai lang trị bệnh:
Chữa táo bón: ăn khoai luộc đơn thuần hoặc chấm mật, chấm vừng, ăn với cà pháo cả quả hoặc thái chỉ nghiền cùng khoai thành khối. Có thể uống nước luộc khoai (khoai phải rửa sạch). Hay nấu chè khoai tươi hoặc khô với vừng và ít hoa quế. Hoặc dùng nước cốt luộc khoai tươi hay khô đã giã nát, nếu bị trĩ thì uống hàng tháng nước cất này vào buổi sáng. Ăn bánh làm bằng khoai lang với vừng hoặc dừa. Khoai lang tươi xào dầu vừng. Canh rau lang. Rau lang luộc chấm nước mắm gừng tỏi hoặc nước sốt cà chua, chấm vừng lạc (giã nhỏ). Nên làm sẵn bột khoai khô với vừng tán mịn, quấy uống mỗi sáng với nước đường.

Phòng chống béo phì: ăn khoai và rau lang luộc. Hoặc ăn chế độ 1/2 gạo, 1/2 khoai riêng rẽ, hoặc độn với nhau nấu cơm, cháo, bánh...

Trị chứng biếng ăn ở trẻ: cho ăn dặm bằng bột khoai lang vàng đỏ quấy với bột, sữa.
Chữa cam tích trẻ em: lá khoai lang non 100g, màng mề gà 2g. Sắc uống hoặc quấy với bột sữa.
Trị thiếu sữa: lá khoai lang tươi non 250g, thịt lợn 200g thái chỉ. Xào chín mềm, thêm gia vị.
Viêm tuyến vú: khoai lang trắng gọt vỏ, giã nhuyễn đắp lên vú, có thể phối hợp với tỏi giã nhuyễn để đắp.

Thận âm hư, đau lưng mỏi gối: lá khoai lang tươi non 30g, mai rùa 30g, sắc kỹ lấy nước uống.
Chữa quáng gà: lá khoai lang non xào gan gà hoặc gan lợn.

Chữa viêm dạ dày thiểu toan: lấy nước cốt khoai lang sắc uống ngày 3 lần. Mỗi lần một chén, uống liền 3 tuần, nghỉ 1 tuần có thể uống tiếp.

Say tàu xe: củ khoai lang tươi nhai nuốt cả nước và bã.

Chữa ngộ độc sắn: khoai lang gọt vỏ giã nát thêm nước, vắt lấy nước cốt. Uống cách nhau 1/2 giờ.
Dùng khoai lang trị bệnh
Một số điểm lưu ý khi dùng khoai lang:
1. Để có tác dụng bổ dưỡng, nên ăn khoai vỏ đỏ ruột vàng. Để giải cảm và chữa táo bón phải dùng khoai vỏ trắng ruột trắng.
2. Không nên dùng khoai lang (củ và rau) lúc quá đói vì khi đó đường huyết đã thấp, lại làm hạ thêm gây mệt mỏi.
3. Không ăn thường xuyên rau lang vì chứa nhiều canxi có thể gây sỏi thận.
4. Nên ăn kèm đạm động vật, thực vật để cân bằng thành phần dưỡng chất.
5. Trong khoai lang có chất đường, nếu ăn nhiều, nhất là khi đói sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng. Để tránh tình trạng này khoai phải được nấu, luộc, nướng thật chín hoặc cho thêm ít rượu vào nấu để phá hủy chất men. Nếu bị đầy bụng, có thể uống nước gừng để chữa.
6. Vỏ khoai lang chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Do đó phải bảo vệ phần vỏ không bị xây xát, không gọt vỏ nếu không cần thiết. Vỏ còn giúp bảo vệ dưỡng chất bên trong, vì vậy khi luộc khoai nên để cả vỏ (đã rửa sạch).
7. Bảo quản khoai ở nơi sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, không có chuột bọ và chỉ nên dùng trong một tuần.
8. Phải bỏ hết khoai hà (sùng), khoai đã có mầm và vỏ xanh chứa chất độc.
9. Khi luộc rau lang để ăn và chữa bệnh, nên lấy nước thứ hai vì nước thứ nhất thường chát và hăng.

BS. HOÀNG XUÂN ĐẠI

Nghiên cứu về công dụng của nấm ngọc cẩu được gọi là "thần dược"

Đây là loại cây thường được tìm thấy ở vùng đất Hà Giang, người dân ở đây thường gọi đây là cây nấm "tan cửa nát nhà" là một loại thực vật lưỡng tính nên khi trổ hoa thì có hoa đực và hoa cái trên cùng một cây, thường loại nấm ngọc cẩu này được tìm thấy ở trong rừng ẩm ước và dưới một số tàn cây có bóng mát.
"thần dược" nấm ngọc cẩu


Theo bác sĩ Sầm, ông chuyên nghiên cứu về tác dụng các loại thảo được đông y cho biết "chúng tôi tìm thấy loài nấm ngọc cẩu trên núi Hoàng Liên Sơn và một số ở Tây Côn Lĩnh. Phân biệt loại nấm này bằng cách xem hoa của nó là màu nâu hoặc mày hồng hơi tím tái, tùy theo từng vùng thì công dụng của loài nấm này rất khác nhau, nên người ta thường tìm thấy công dụng chữa trị về sinh lý của nấm ngọc cẩu Hà Giang là rất tốt.

Cũng theo vị bác sĩ này thì loại nấm này có chứa nhiều anthoxyanozit, L-Arginin, đây là một hợp chất sẽ được chuyển hóa thành Nitric sau khi cơ thể chuyển hóa, gây nên tình trạng kích thích mạch máu ngoại biên và làm co giản kích thích âm hộ môi lớn và môi nhỏ của dươn g vật.

Vị bác sĩ này cũng kết luận rằng về tác dụng của nấm ngọc cẩu này rất tốt cho chuyện sinh lý cả nam lẫn nữ, giúp phụ nữ và đàn ông ham muốn, gắn kết tình cảm vợ chồng và không còn cảm giác chán nản, lãnh cảm trong chuyện ấy.

Nhưng hiện nay nhiều người hiểu được công dụng của loại nấm này đã khai thác quá mức dẫn đến tình trạng không còn nhiều loại nấm tốt, và tình trạng bán hàng giả không chất lượng củng tràng lan. Vì thế quý khách hàng cần thận trọng và biết phân biệt đâu là loại nấm tốt đâu là loại nấm kém chất lượng.
--------------
Hiện tại Bảo Kim Long là công ty chuyên cung cấp thảo dược được nhập chính gốc từ những vùng núi nơi sinh sống của nhưng loại nấm quý này. Các thảo dược như Nấm Lim Xanh, Xáo Tam Phân, Tam Thất Bắc, Sâm Ngọc Linh luôn mang đến cho khách hàng niềm tin và sức khỏe tốt nhất.

Để mua nấm quý khách hàng có thể liên hệ qua thông tin sau: 

VƯỜN SÂM NGỌC LINH   -|-   BẢO KIM LONG - CUNG CẤP SÂM NGỌC LINH CAO CẤP
Văn phòng: 860/14 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 25, Q. Bình Thạnh, TP.HCM -|- Email: Tranducan2104@gmail.com | Hotline: 0938.30.37.34 - 0988.273.473

Nguồn bài viết: http://namngoccauhcm.blogspot.com/2015/09/nghien-cuu-ve-cong-dung-cua-nam-ngoc-cau.html

7 Cách che giấu những khuyến điểm xấu trên gương mặt

Sở hữu là da đẹp là điều ai cũng muốn kể cả đàn ông và phụ nữ, nhưng không phải ai cũng được một làn da không tỳ vết, bạn có một là da nhiều khuyết điểm và cân che giấu nó đi và sau đây là các cách để bạn che giấu đi nhưng khuyết điểm trên là da của mình.


7 cách hiệu quả để che giấu làn da xù xì dưới đây có thể giúp bạn!

1. Nhuộm nâu làn da

Hiện tượng da sần vỏ cam ít nhìn thấy trên da sẫm màu và đặc biệt thích hợp khi phơi nắng trên bãi biển hoặc thoa kem làm nâu da. Đây là một trong những cách đơn giản nhất nhưng lại rất hiệu quả để che giấu da sần vỏ cam (cellulite).


2. Làm săn cơ chân

Tháo giày cao gót ra và đi ra ngoài chạy bộ hoặc đơn giản hơn là đi cầu thang bộ ở nơi làm việc thay vì đi thang máy. Hãy mua một tấm thảm tập thể dục cùng một video hướng dẫn các bài tập làm thon và tăng cường cơ bắp, điều này giúp da của bạn chắc và đàn hồi tốt hơn, đôi chân của bạn sẽ quyến rũ hơn nhiều. Tập thể dục là cách tốt nhất để thoát khỏi cellulite trong thời gian dài!

3. Uống trà xanh

Nếu bạn không thể uống mỗi ngày 2 lít nước, hãy cố gắng uống trà xanh. Trà xanh rất giàu chất chống oxy hóa, thúc đẩy tốc độ trao đổi chất trong cơ thể của bạn và làm giảm các độc tố nhanh hơn. Uống trà xanh không chỉ là một cách hiệu quả để che giấu cellulite trong ngắn hạn mà còn giúp bạn hạn chế nó trong thời gian dài.

4. Bỏ qua đồ uống có đường

Có rất nhiều cách để hạn chế cellulite. Bỏ qua những thức uống có đường và các loại nước ép trái cây có ít hơn 100% thành phần của trái cây. Cố gắng sử dụng đồ uống lành mạnh bạn tự pha chế hoặc chú ý đến các nhãn sản phẩm để đảm bảo rằng thức uống đó chỉ chứa các loại trái cây và nước.


5. Massage

Một trong những cách hay dùng để che bớt hiện tượng da sần vỏ cam là massage. Trong khi bạn tắm, lấy một bàn chải lông cứng dung cho cơ thể và sử dụng nó theo chuyển động tròn cùng với kem đặc trị hoặc kem dưỡng body yêu thích, đặc biệt là vùng da có hiện tượng cellulite. Nên massage hàng ngày. Da của bạn sẽ săn chắc hơn, mượt mà và tươi sáng hơn!

6. Massage với bã cà phê

Ướp lạnh bã cà phê của bạn, sau đó trộn với một ít dầu ô liu và chà theo chuyển động tròn khoảng 15 phút lên da và tiếp tục để yên thêm 15-20 phút nữa. Sử dụng phương thuốc tự nhiên này ít nhất hai lần mỗi tuần. Bạn cũng có thể trộn bã cà phê với nước ép bưởi và muối.


7. Tạo cảm giác lóng lánh

Gỡ bỏ làn da sần vỏ cam là một quá trình khó khăn và lâu dài, nhưng không có nghĩa là bạn không thể có một đôi chân sexy ngay bây giờ. Nếu bạn muốn che khuyết điểm này ngay trong những sự kiện cần thiết, chỉ cần sử dụng một số kem làm nâu da hoặc xịt vào vùng da khuyết điểm bột shimmery (loại bột nhũ ánh khi bám lên da). Làn da của bạn trông có cảm giác săn chắc hơn và mượt mà hơn.

Mai Hương
Theo Anna Lifestyle

Cơ thể khô khan khi dùng thuốc tây

Thuốc tây rất nóng và cơ thể cần có cơ chế điều hòa lại lương nước bị mất dẫn đến tình trang khô miệng khô toàn thân và bức rứt.

Cả tuần nay, Thanh thấy khô miệng, khát nước. Uống nước liên tục mà vẫn cảm giác bứt rứt. Thanh nghĩ rằng tiết trời mùa thu hanh hao nên mới có cảm giác háo nước đến thế. Ai dè, đến chuyện gần gũi với chồng cũng khiến chị khó chịu vì... khô. Đã thế, cái tiết trời này còn làm da chị nổi mẩn ngứa khắp người. Ai khen mùa thu đẹp chứ chị thì chỉ thấy... ngứa. Gãi trầy cả da, uống đến 10 viên telfast 180mg rồi mà ngứa vẫn hoàn ngứa.

Lúc không chịu nổi, Thanh mới tới phòng khám da liễu. Ở đây, bác sĩ cũng chẩn đoán chị bị dị ứng thời tiết nhưng việc chị tự uống telfast để chống dị ứng thì lại không giống bác sĩ chỉ định tí nào.

Bác sĩ giải thích: Telfast là thuốc kháng histamin, có tác dụng đối kháng chọn lọc ở thụ thể H1 ngoại biên. Được chỉ định trong các trường hợp dị ứng, viêm mũi dị ứng ở người lớn và trẻ em trên 12 tuổi. Tuy nhiên, liều khuyến cáo cho loại thuốc này là 60mg/lần và mỗi ngày uống 2 viên.

Đằng này chị Thanh lại uống viên 180mg và kéo dài tới tận 10 ngày, làm gì mà không bị khô niêm mạc - đây là một trong những tác dụng phụ của thuốc khi dùng liều cao kéo dài. Dù chỉ là tác dụng phụ nhẹ, nhưng nó lại gây khó chịu cho người dùng. Ngoài ra, thuốc còn có chỉ định ngặt nghèo với bệnh nhân bị suy gan, suy thận, do đó phải hết sức thận trọng khi dùng.

Bác sĩ kê cho Thanh một loại thuốc chống dị ứng khác, với liều thấp nhưng khi uống chị lại thấy hiệu quả ngay ở viên đầu tiên, đến viên thứ 2 thì tình trạng ngứa gần như hết hoàn toàn.

Thế mới biết là bệnh nào thuốc đó. Kể cả dị ứng thì cũng có rất nhiều nguyên nhân và mỗi nguyên nhân lại có một loại thuốc để điều trị. Chứ không phải là hễ cứ dị ứng là mua thuốc chống dị ứng về uống như rất nhiều người vẫn làm hiện nay...
Việt Hà

Tại sao nên mua sâm ngọc linh chính gốc

Được biết công dụng của sâm ngọc linh có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe của chúng ta chính vì thế mà có nhiều người loại dụng giá trị của sâm ngọc linh mà tung bán ra thị trường sản phẩm sam ngọc linh không đúng chất lượng không rỏ nguồn gốc làm co người dân mua sâm phải ngậm trái đắng khi bỏ ra vài chục triệu điều để mua một cây sâm ngọc linh giả về.



Gần đây một việt Kiều Nga đã ngậm phải quả đắng khi mua nhầm sâm ngọc linh với giá vài chục triệu đồng nhưng khi phát hiện biết được mình đã bị lừa mua sâm ngọc linh giả thì cũng đã quá muộn. 

Sở dĩ nhiều người quan tâm loại sâm này là vì sâm ngọc linh hiện nay đang có giá trị chữa bệnh rất cao và một cây sâm có thể lên đến 80 - 100 triệu đồng và người tiêu dùng vẫn chấp nhận bỏ ra số tiền đó để mua thần dược về chữa bệnh, nhưng họ đâu biết đa phần số sâm ngọc linh hiện nay nếu không biết nơi mua chính gốc thì không thể nào phân biệt được đâu là sâm ngọc linh thật và đâu là sâm ngọc linh giả. Vì thế sâm ngọc linh chính gốc bạn phải biết nơi mua và biết giá cả để không bị các thương lái bán lại cho sâm ngọc linh thiếu chất lượng.

Trên đó là những lý do có thể để bạn biết và mua cho mình một củ sâm ngọc linh chính gốc và để điều trị bệnh đúng như mà công dụng được nghiên cứu.

---------------------------------
Ngoài ra Bảo Kim Long còn cung cấp các thảo dược quý  hiếm như Sam Ngoc Linh, Xáo Tam Phân, Tam Thất Bắc, Nấm Lim Xanh, Nấm Linh Chi, Nấm Ngọc Cẩu
Hotline: 0938.30.37.34 – 0988.273.473
Văn phòng: 860/14 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 25, Q. Bình Thạnh, TP.HCM

Nguyên nhân gây ngứa phụ khoa ở nữ giới

Đây là những nguyên nhân phiền toái nhất đối với đời sống sinh hoạt làm việc của người phụ nữ, ngứa phụ khoa có rất nhiều nguyên nhân nhưng chủ yêu vẫn là vi khuẩn xâm nhập vào và gây nên tình trạng ngứa ngáy.

Ngứa "vùng kín" là vấn đề thường gặp trong phụ khoa, có thể là những triệu chứng tuy nhẹ nhưng nó mang lại không ít phiền toái. Và cũng có nhiều nguyên nhân gây ra triệu chứng này.

Bác sĩ Juliana Schantz-Dum, chuyên khoa phụ sản ở bệnh viện Boston cho biết: Ngứa sinh dục có thể có nguyên nhân đơn giản là do đồ lót hay nghiêm trọng hơn là liên quan đến bệnh lây truyền qua đường tình dục... Do đó, quan trọng phải tìm ra nguyên nhân. BS. Schantz-Dum khuyến cáo không phải cứ mỗi lần ngứa âm hộ bất thường là bạn phải đến bác sĩ ngay, nhưng nếu nó kéo dài hơn hai ngày thì bạn phải đi khám. Sau đây là 7 nguyên nhân thường gặp, kèm theo là những lời khuyên thích hợp cho từng nguyên nhân.

Nhiễm nấm







Nhiễm nẫm là một trong những nguyên nhân gây ngứa vùng kín

Nấm âm đạo là nguyên nhân thường gặp nhất, hầu như 3/4 phụ nữ thường gặp phải trong một giai đoạn nào đó, đặc điểm là ngứa dữ dội và tiết ra dịch nhầy, lỏng, trắng. Bác sĩ khuyên không nên tự ra hiệu thuốc mua thuốc không cần toa của bác sĩ để điều trị mà nên trao đổi điều này với các bác sĩ chuyên khoa, nếu bệnh nhân tự điều trị, có thể sẽ khiến bệnh trở nên tồi tệ hơn

Nhiễm trùng roi Trichomoniasis

Bệnh này thường hay bị lây nhiễm qua đường tình dục, đây là loại trùng roi sống ký sinh ở niêm mạc âm đạo. Theo trung tâm phòng ngừa và điều trị ở Mỹ thì trong số 3,7 triệu phụ nữ nhiễm bệnh này thì chỉ có 30% là biết là bị mắc bệnh. Do các triệu chứng của bệnh này thường na ná với giống với nhiễm nấm. Khi mắc bệnh này gây ngứa ngáy, nóng rát, thay đổi dịch tiết và có những vệt nứt trắng trên da. Bác sĩ cho là các phụ nữ có thể họ nghĩ mình bị nhiễm nấm và tự dùng thuốc điều trị nấm, nhưng không hiệu quả, kế đó họ cố thụt rửa. Đây là một hành động sai lầm vì sẽ càng làm tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Bạn nên đi gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán bệnh. Nếu xác định được bệnh rồi thì dùng kháng sinh để điều trị bệnh sẽ nhanh khỏi. Nhưng cần điều trị cho cả bạn tình, nếu không rất dễ bị tái nhiễm.

Ngứa do nội y


7 nguyên nhân gây ngứa vùng kín

Bác sĩ Schant- Dunn khảo sát vòng qua top 3 của những nguyên nhân gây ngứa thì lưu ý đến loại vải của nội y, khuyên các bệnh nhân nên giữ vệ sinh vùng kín, không nên mặc đồ lót có tẩm nước hoa hoặc quá chật, tránh không dùng xà phòng thơm cọ sát vào vùng kín, tuyệt đối không thụt rửa, không xịt nước hoa hoặc bột có mùi thơm vào vùng kín - những điều này làm tình trạng trở nên tồi tệ hơn, có thể dẫn đến nhiễm trùng, làm thay đổi độ Ph của âm đạo khiến bạn dễ bị nhiễm trùng, nhiễm nấm hơn sau đó. Vùng sinh dục của bạn 
cũng cần không khí để thở, các loại vải sợi tổng hợp sẽ làm vùng kín bị ẩm ướt, gây nên ngứa ngáy. Các sĩ sản phụ khoa khuyến cáo nên mặc vãi cotton, dễ thấm, khi làm vệ sinh thì rửa nhẹ nhàng và chỉ dùng xà phòng thơm để vệ sinh vùng phía ngoài mà thôi.

Nhiễm trùng âm đạo

Nhiễm trùng âm đạo gây nên ngứa ngáy, nhưng theo các bác sĩ thì thể bệnh này thường tiết ra dịch có mùi hôi, ngứa như điên... những biểu hiện như thế có thể nhầm lẫn giữa nấm, trùng roi, ngứa do nội y... nên cần phải đến gặp bác sĩ để được tư vấn. Trong quá trình khám, bệnh nhân cần kể chi tiết các triệu chứng cũng như mối quan hệ bạn tình... để bác sĩ chẩn đoán phân biệt và có hướng điều trị thích hợp.

Nhiễm Herpes sinh dục

Bạn có thể bị Herpes, nhưng không phải phụ nữ nào cũng có tổn thương dễ nhìn thấy, có nhiều người chỉ cảm thấy ngứa và đau khi đi tiểu, vì thế các bạn nghĩ là không nghiêm trọng nên thường mua thuốc bôi tại chỗ, nhưng sẽ không mang lại nhiều hiệu quả. Hãy đi tới bác sĩ để được khám và điều trị cho đúng nhé.

Ngứa do tẩy lông vùng kín

Khi bạn cạo lông vùng kín thì chỉ thấy yên ắng một khoảng thời gian ngắn thôi, khi chúng mọc trở lại sẽ gây rất ngứa ngáy, khó chịu... các Bác sĩ khuyên không nên cạo mà chỉ nên vệ sinh sạch sẽ.
Ngứa do thay đổi hormone



Nếu bạn đang ở trong giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh thì sẽ có sự thay đổi nội tiết, sự sụt giảm nội tiết sẽ làm mỏng niêm mạc âm đạo gây khô, rát, ngứa... bạn đừng vội vã, sốt ruột mà đến gặp bác sĩ để được khám, chẩn đoán và điều trị theo những nguyên nhân khác nhau... Nên sử dụng thuốc uống và crem bôi tại chỗ có chứa oestrogen.

DS. Bùi Ngọc Lan Hương (Theo Yahoo Health, 9.2015)

Ăn nhiều trái cây để giúp dáng đẹp

Như chúng ta đã biết trái cây rất tốt cho sức khỏe và đặc biệt là đối với phụ nữ trái cây giúp cho người phụ nữ có làn da đẹp hơn. Nếu các bạn có được một vóc dáng đẹp nhưng không biết giữ dáng thì các bạn nên xem qua bài viết này để biết cách duy trì vóc dáng của mình bằng trái cây.

Nếu bạn muốn giữ được vóc dáng mảnh mai nhưng vẫn khỏe mạnh, bạn phải tập luyện và xem xét kỹ lưỡng thực đơn ăn uống.

Tuy nhiên đối với nhiều người, ăn uống lành mạnh là một cuộc đấu tranh mệt mỏi. Vấn đề là có rất nhiều món ngon và có sẵn để mua, do đó việc chống lại sự cám dỗ là thực sự khó khăn. Vậy những gì bạn có thể làm để tránh sa vào sự cám dỗ của các loại bánh ngọt không lành mạnh?

3 lý do tại sao bạn phải ăn nhiều trái cây khi giữ dáng





1. Hiểu cơn thèm ăn của bạn

Khi bạn có nhu cầu carbohydrate, cơ thể của bạn chỉ đơn giản là đòi hỏi được nạp nhiên liệu và chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng các tế bào. Nếu bạn không chống nổi sự cám dỗ của việc ăn thực phẩm có đường, nó sẽ chỉ làm thỏa mãn bạn trong một thời gian ngắn bởi vì bạn đã không đáp ứng đúng nhu cầu của cơ thể.
Món ăn có đường chứa rất nhiều calo. Nói cách khác, đồ ăn nhẹ có đường sẽ làm cho bạn tăng năng lượng một cách nhanh chóng, nhưng lại không mang lại giá trị dinh dưỡng choc ơ thể. Ăn món ăn ngọt cũng có thể gây ra sự sụt giảm sức khỏe và tâm trạng. Ăn trái cây khi bạn thèm ngọt sẽ tốt hơn cho sức khỏe của bạn bởi trái cây ít calo, nên sẽ không làm tăng cân hoặc làm hỏng bữa tối của bạn. Trái cây cung cấp năng lượng cơ thể bạn yêu cầu cũng như cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết để nuôi dưỡng và bổ sung các tế bào của bạn.


2. Vitamin & Khoáng chất

Nếu bạn đã tạo một thói quen ăn trái cây thay cho đồ ăn nhẹ có đường, bạn không bao giờ cần phải bổ sung thêm vitamin và khoáng chất. Ví dụ, giá trị dinh dưỡng của một quả táo là tuyệt hảo vì có chứa kali, canxi, phốt pho, magiê, mangan, sắt, natri, đồng và kẽm. Ăn một quả táo cũng cung cấp cho cơ thể của bạn vitamin A, vitamin C, vitamin E, vitamin B, axit pantothenic và niacin. Khi bạn so sánh các giá trị dinh dưỡng của một quả táo với một chiếc bánh rán, rõ ràng trái cây là sự lựa chọn lành mạnh hơn.


3. Mua sắm và ý chí

Trái cây chắc chắn có giá trị dinh dưỡng hơn các loại đồ ngọt. Tuy nhiên, nếu được lựa chọn giữa một quả chuối và một chiếc bánh ngon, hầu hết mọi người đều chọn bánh. Sự thật là ăn trái cây thay vì ăn các loại thực phẩm ngọt hấp dẫn khác mất rất nhiều sức mạnh ý chí. Đó là lý do tại sao phải nghiêm khắc với chính mình khi bạn đi mua sắm. Hãy chắc chắn rằng bạn ăn cái gì đó trước khi bạn đi siêu thị. Nếu bạn mua thực phẩm khi bạn đang đói, sẽ khó khăn để chống lại việc lựa chọn các thực phẩm “người nghèo”.

Khi bạn nhất thiết phải tìm mua thực phẩm khác cho gia đình, hãy cố gắng tránh những khu vực mà họ chất đầy đồ ăn nhẹ có đường hoặc chất béo. Bạn sẽ kiềm chế được việc mua các sản phẩm không tốt cho sức khỏe và mang chúng về nhà bởi vì thật khó để chống nổi sự cám dỗ đó.

Hương Khuê
Theo Anna LifeStyle

Nhậu xĩn người đàn ông cắn đứt môi mình

Cũng chỉ vì thách đố nhau trong lúc say xĩn nên một người đàn ông đã tự cắn đứt môi mình, đáng tiết xảy ra là phần môi dưới của người đàn ông này đã bị mất đi và không thể cấp ghép lại.



Khoa Hàm mặt và Tạo hình, BV Trung ương Quân đội 108 vừa cấp cứu một ca bệnh khá hi hữu. Bệnh nhân bị cắn đứt rời môi trong lúc cao hứng thách đố nhau khi có hơi men. Đáng tiếc hơn là phần môi đứt rời đã không tìm thấy được nên không thể khâu nối vi phẫu phục hồi lại hình thể môi.
Thông tin từ BV cho biết, ngày 2/9, anh Nguyễn Văn V, 40 tuổi nhập viện trong tình trạng tổn thương khuyết gần hoàn toàn môi dưới.

Theo lời kể của người nhà bệnh nhân, khi uống rượu, anh V. và người bạn nhậu đã thách đố cắn nhau. Hậu quả là chiếc môi dưới đã bị đứt rời, một phần môi thậm chí không tìm lại được.

Theo TS.BS. Vũ Ngọc Lâm, Khoa Phẫu thuật Hàm mặt và Tạo hình, với những tổn khuyết ở bệnh nhân này, lý tưởng nhất là tìm được mảnh tổ chức được bảo quản đúng để nối vi phẫu: mảnh tổ chức phải không bị dập nát tổn thương các mạch máu, bảo quản trong gạc sạch bỏ túi nilon ngâm trong thùng nước đá, thường tốt nhất không quá 6 tiếng. Khâu viền da - niêm tạo điều kiện liền vết thương rồi tạo hình thì 2: vết thương nhanh lành nhưng môi biến dạng nhiều ảnh hưởng lớn đến chức năng và thẩm mỹ. Khâu đóng trực tiếp chấp nhận biến dạng môi chờ tạo hình thì 2: vết mổ nhanh liến nhưng môi biến dạng, cần cắt bỏ bớt tổ chức lành nên lãng phí, mất cơ hội tạo hình kì 2 bằng các vạt tại chỗ. Ghép da cho liền vết thương chờ tạo hình thì 2: giữ được nguyên tổ chức lành chờ tạo hình kỳ 2 nhưng môi biến dạng ảnh hưởng chức năng và thẩm mỹ trong thời gian dài. Tạo hình thì đầu bằng vạt da tại chỗ: vết thương nhanh lành, tạo hình được cơ bản hình thể môi, đảm bảo được chức năng, về thẩm mỹ chấp nhận được.

Các bác sĩ Khoa Phẫu thuật Hàm mặt và Tạo hình đã sử dụng giải pháp tạo hình thì đầu bằng vạt da tại chỗ. Kết quả ngay sau mổ, bệnh nhân cần được theo dõi khả năng sống của vạt da trong 5-7 ngày. Có thể ra viện sau 7-10 ngày khi vạt da sống tốt.

Các bác sĩ cũng khuyến cáo, đây là một rổn thương phức tạp, điều trị khó khăn, kết quả hạn chế, nhưng những tai nạn hi hữu như trên hoàn toàn có thể tránh được nếu người dân biết cách kiểm soát được hành vi của mình.

Theo: SKDS

Nghiên cứu điều trị suy tim bằng thuốc đông y

Suy tim (hay còn gọi là suy tim ứ huyết) là thuật ngữ dùng để mô tả tình trạng mà trong đó tim không còn khả năng bơm đủ máu theo nhu cầu của cơ thể.

Nguyên nhân của suy tim

Nguyên nhân thường gặp nhất của suy tim là các tình trạng làm tổn thương cơ tim.

Nguyên nhân thứ hai dẫn đến suy tim là do tim làm việc quá tải.

- Quá tải về thể tích xảy ra khi tim bắt buộc phải bơm một lượng máu quá nhiều. Việc quá tải này là do các van tim bị hở làm dòng máu “cuồn cuộn” chảy ngược chiều vào tim. Tình trạng này có thể làm tim kiệt sức, đưa đến suy tim.

- Quá tải về thể tích xảy ra khi tim bị yếu cần phải bơm mạch để thắng được trở lực quá lớn. Tình trạng này xảy ra khi các van tim dẫn về tim bị hẹp, khi túi bao quanh tim (màng ngoài tim) bị sẹo gây co thắt (viêm màng ngoài cơ tim co thắt) hay chứa đầy dịch gây chèn ép tim, hay trong một số trường hợp cơ tim bị phá hủy đến nỗi nó trở lên “cứng lại” và không thể giãn ra đủ để nhận máu trở về.



Bắc ngũ vị tử.

Suy tim gây thiếu máu nuôi đến các cơ quan nội tạng (kể cả chính trái tim) và các cơ bắp, nên triệu chứng điển hình của suy tim là khó thở, mệt mỏi và ho, phù.

Khó thở:

Đây là triệu chứng thường gặp sớm của suy tim. Thường, khó thở diễn biến từ từ nên bệnh nhân có thể hạn chế dần dần các hoạt động để tránh cảm giác khó chịu này.

Khó thở phải ngồi

Bệnh nhân suy tim, đặc biệt khi suy tim tiến triển, thường thấy dễ thở hơn khi phần trên cơ thể được nâng cao (gối đầu cao hoặc ngồi dậy).

Khó thở kịch phát về đêm

Hiện tượng gần giống với khó thở phải ngồi nhưng mô tả các đợt khó thở nặng thoáng qua xảy ra về đêm khi bệnh nhân đang nằm và có thể không hết sau khi ngồi dậy.

Mệt mỏi

Ngoài các triệu chứng hô hấp ở trên, mệt mỏi cũng là triệu chứng điển hình của suy tim, bởi do thiếu máu nuôi đến các cơ bắp, gây khó khăn cho việc hoạt động gắng sức hoặc ngay cả các hoạt động thường ngày của cuộc sống.

Phù và ho

Khi tim không đủ khả năng bơm máu đi, dịch sẽ tích tụ ở chân, mắt cá và đôi khi ở bụng, đó là tình trạng phù, dịch còn có thể tích tụ ở phổi, gây suy tim ứ huyết. Sự ứ huyết ở phổi có thể làm ho kéo dài hay thở khò khè.

Điều trị suy tim

Theo y học cổ truyền, suy tim thuộc phạm trù tâm quý, chính xung, khái suyễn, hư hao, thủy thũng... Nguyên nhân suy tim căn bản là tâm và huyết mạch bất túc, nguyên nhân ngoại tà, ăn uống, phòng dục không điều độ là yếu tố dẫn phát bệnh. Suy tim có các thể sau:

Thể khí huyết đều hư

Tim hồi hộp, khó thở, mệt mỏi, đầu váng, mắt hoa, hụt hơi, ngại nói, môi nhợt, sắc mặt tối, chất lưỡi nhợt bệu, rêu mỏng, mạch tế vô lực.

Pháp điều trị: Bổ khí huyết, dưỡng tâm an thần.

Bài thuốc: Quy tỳ thang gia giảm: Đẳng sâm 15g, hoàng kỳ 20g, chích cam thảo 5g, phục thần 12g, toan táo nhân 12g, mộc hương 6g, viễn chí 10g, bạch truật 15g, đương quy 20g, long nhãn 15g. Sắc uống ngày một thang.

Thể tâm thận hư

Khó thở, hồi hộp, khó ngủ, miệng khát họng khô, hai gò má đỏ, tai ù, chất lưỡi đỏ, mạch tế sác.

Pháp điều trị: Bổ tâm thận âm, dưỡng tâm an thần.

Bài thuốc: Thiên vương bổ tâm đan gia giảm: Sinh địa 12g, huyền sâm 12g, đan sâm 15g, thiên đông 12g, mạch đông 12g, đương quy 12g, bá tử nhân 12g, toan táo nhân 12g, ngọc trúc 12g, cát cánh 12g, ngũ vị tử 5g. Sắc uống ngày một thang.

Thể tâm huyết ứ

- Người mệt mỏi, vô lực, hồi hộp, nhịp loạn, suyễn thở, khó thở khi nằm, mặt tối, môi tím, đầu ngón tay xanh tím. Lưỡi ánh tím có ban huyết ứ. Mạch tế hoặc kết đại.

Pháp điều trị: Hoạt huyết hóa ứ.

Bài thuốc: Đào nhân hồng hoa tiễn gia giảm: Đương quy 15g, đan sâm 15g, uất kim 10g, hồng hoa 6g, đào nhân 15g, long cốt 15g, mẫu lệ 15g, diên hồ sách 12g, quế chi 10g, xuyên khung 10g, cam thảo 5g.

- Tim đập nhanh phù thũng toàn thân, người gầy, ăn kém, đại tiện nhão, rêu lưỡi trắng, mạch trầm tế vô lực.

Pháp điều trị: Ôn tỳ bổ thận, thông dương lợi thủy.

Bài thuốc: Chân vũ thang gia giảm: Phụ tử chế 6g, tang bạch bì 12g, bạch truật 15g, phục linh 20g, quế chi 10g, sinh khương 5 lát, trạch tả 15g, bạch thược 15g, sa tiền tử 15g. Sắc uống ngày một thang. Cho 750ml nước vào sắc còn 250ml, chia uống 3 lần trong ngày khi thuốc còn nóng.
Nguồn: Sức khỏe đời sống

Điều trị tiết niệu tê thấp rất hiệu quả

Điều trị tiết niệu tê thấp rất hiệu quả
Gừng không chỉ là gia vị quen thuộc, đem lại hương vị cho món ăn, giúp cơ thể tiêu hóa và hấp thụ thức ăn dễ dàng, còn là một dược liệu sử dụng rất phổ biến trong y học cổ truyền từ xa xưa. Gừng chứa axit glutamic, glycine, serin, axit aspartic, zingiberol, aldehyde, chất cay zingeron, shogaola, tinh bột... có nhiều tác dụng dưỡng sinh và phòng trị cảm, bệnh đường hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu,... Sau đây là một số cách dùng gừng trị bệnh đường tiết niệu, tê thấp...

Bí tiểu: dùng gừng tươi 1 lát, ngải cứu 3-6g. Gừng đặt dưới rốn 4-5cm trên đặt lá ngải cứu đã hơ nóng, làm nhiều lần đi tiểu được. Hoặc dùng điếu ngải cứu đốt cháy như điếu thuốc rồi hơ nóng trên gừng.

Phù thũng do viêm thận: gừng tươi 50g, hành củ 7 củ, cá quả 1 con khoảng 500g, bí xanh 500g, đường phèn 250g, rễ cỏ tranh 500g, táo tàu 300g, chè tươi 200g, đường phèn 250g. Các vị thuốc cho vào nồi, đổ 1 lít rưỡi nước nấu sôi một lúc, gạn lấy nước bỏ bã, lại đun nhỏ lửa đến khi cạn còn 1 lít. Cá quả làm sạch cho vào nồi đất, đổ nước thuốc vào, đun nhỏ lửa cho đến khi cá chín nhừ, cho hành củ và đường phèn vào, chia làm 3 lần ăn hết cá và nước trong ngày.

Tiểu són: gừng tươi 6g, lá ngải cứu 20g, hồi hương 20g, nhân bạch quả (rang vàng thơm) 12g. Tất cả giã nhuyễn đắp vào bụng dưới, sau đó dùng điếu ngải cứu 2-3 lần. Ngày đắp thuốc 1 lần.

Liệt dương, sợ lạnh, đái dầm nhiều: gừng tươi 150g, thục phụ phiến 30g, thịt chó 1.000g, tỏi hành đủ dùng. Thục phụ phiến cho vào ấm đun sôi nhỏ lửa khoảng 2 tiếng đồng hồ. Gừng tỏi hành rửa sạch thái nhỏ, tất cả cho vào ấm nước thục phụ phiến nấu chín nhừ. Chia nhiều lần ăn cả cái và nước.

Di tinh, liệt dương: gừng tươi 5 lát, cá chạch 400g, táo tàu 6 quả (bỏ hạt). Cá chạch làm sạch bỏ ruột cho vào nồi, cho gừng, táo tàu và nước ninh nhừu. Ăn cả cái và nước chia 2 lần. Ăn 10 ngày là 1 đợt.

Tê thấp phong hàn: gừng tươi, ma hoàng, lá ngải cứu già đều 60g. Cho các vị vào nồi nước đun sôi rồi bỏ ra. Dùng khăn nhúng nước này chà xát nóng toàn thân và xông nơi tê thấp.

Tay chân tê thấp: gừng tươi 30g, hành 1 nắm, xuyên khung 30g. Tất cả cho vào ấm sắc đem xông tay chân đau tê.

Khớp gối sưng to, đau, đi lại khó: dùng nước gừng tươi nửa bát, bồ kết bỏ hạt 1 quả, mang tiêu 30g, ngũ vị tử 30g, đường cát đỏ 30g, rượu 1 lít. Bồ kết, mang tiêu, ngũ vị tử, đường cát đỏ nghiền nhỏ, cho nước gừng vào trộn đều rồi cho rượu vào trộn tiếp, bôi chỗ đau.

Vai viêm đau: gừng tươi 10g, hành củ 60g, xơ mướp 20g. Tất cả giã nhỏ cho một ít rượu vào trộn đều đắp chỗ đau. Băng lại. Cách ngày thay 1 lần.

Đau lưng: gừng tươi 60g, hương phụ 150g, muối 6g. Gừng giã nát, lấy nước ngâm hương phụ 1 đêm rồi sao vàng tán nhỏ, cho muối vào trộn đều xát vào răng vài lần sẽ hết đau lưng.

Đau bắp chân bàn chân, chân sưng nặng nề: gừng tươi 3 lát, thương truật 6g, hoàng bá 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Ngoài ra, gừng trị nhức đầu.

Đau đầu: dùng gừng tươi hạt cải củ, hai thứ bằng nhau, một chút xạ hương. Gừng hạt cải củ giã vắt lấy nước cho ít xạ hương vào, nhỏ vào mũi; khỏi đau đầu ngay.

Đau nửa đầu (thiên đầu thống): gừng tươi 60g luộc chín, giã nát đắp huyệt dũng tuyền (vị trí dưới lòng bàn chân, ở điểm nối 2/5 trước với 3/5 sau của đoạn đầu ngón chân thứ 2 và giữa bờ sau gót chân, lỗ hõm dưới bàn chân). Đau đầu bên trái thì đắp chân bên phải và ngược lại. Băng chặt.

Lương y: Minh Chánh

Nguồn: Sức khỏe đời sống

Điều trị phong thấp bằng ngũ gia bì

Điều trị phong thấp bằng ngũ gia bì
Ngũ gia bì (Acanthopanax aculeatus) còn gọi là xuyên gia bì, thích gia bì, là cây thân gỗ cao tới 2-3m. Cây có nhiều lá xum xuê, thân màu trắng ngà, vỏ dày. Người ta bóc lấy vỏ cây phơi khô được vị thuốc ngũ gia bì.

Theo Đông y, ngũ gia bì có tác dụng trừ phong thấp, mạnh gân cốt, tư bổ can thận, bổ tỳ dương, giảm đau nhức, tăng cường sức bền của cơ bắp, tiêu thũng, trục ứ, thông dương khí.

Một số bài thuốc ứng dụng

Bài 1: Các khớp sưng đau kéo dài, hạn chế vận động: Ngũ gia bì 16g, trinh nữ 16g, bưởi bung 16g, nam tục đoạn 20g, ngải diệp 16g, cát căn 16g, đổ nước 4 bát. Sắc còn 2 bát, chia 2 lần uống trong ngày.

Bài 2: Viêm tinh hoàn do biến chứng của quai bị: Ngũ gia bì 16g, lệ chi 16g, bạch linh 10g, bạch truật 12g, xa tiền 10g, đinh lăng 16g, quế 6g, trần bì 10g, đổ nước 4 bát. Sắc còn 2 bát, chia 2 lần uống trong ngày.

Bài 3: Nam giới bị yếu sinh lý: Ngũ gia bì 16g, thục địa 12g, khởi tử 12g, cẩu tích 12g, tần giao 10g, hạt sen 12g, thỏ ty tử 16g, nhục thung dung 10g, phòng sâm 16g, phá cố chỉ 10g, cam thảo 10g, đổ nước 1.800ml. Sắc lọc bỏ bã lấy 400ml chia 2 lần uống trong ngày.

Bài 4: Tỳ vị hư nhược, chân tay yếu mềm: Ngũ gia bì 16g, bạch truật 16g, biển đậu 16g, trần bì 10g, sinh khương 6g, táo tàu 5 quả, đinh lăng 16g, quy 16g, cao lương khương 10g, hoài sơn 12g, đổ nước 1.800ml. Sắc lọc bỏ bã lấy 400ml, chia 2 lần uống trong ngày.

Bài 5: Chữa phù thận: Ngũ gia bì 16g, bạch truật 16g, bông mã đề 16g, hương nhu trắng 16g, đinh lăng 20g, quế 10g, bào khương 10g, cẩu tích 12g, ngải diệp 16g. Sắc uống ngày 1 thang, dùng thuốc 7-8 ngày liền. Công dụng: bổ thổ ôn bổ tỳ thận, tiêu thũng, uống thang này bệnh nhân đi tiểu nhiều, hết phù.

Bài 6: Dày da bụng do thấp tỳ: Ngũ gia bì 16g, ngấy hương 16g, lá đắng 16g, đinh lăng 16g, trần bì 10g, ngải diệp 16g, bạch truật 16g, hoài sơn 16g, sắc uống ngày 1 thang.

Bài 7: Thận dương suy tổn, nhức mỏi xương khớp: Ngũ gia bì 16g, thục địa 12g, cẩu tích 12g, khởi tử 12g, tục đoạn 16g, đinh lăng 16g, đương quy 16g, xuyên khung 10g, hắc táo nhân 16g, liên nhục 12g, quế tốt 10g, cam thảo 11g, các vị thái nhỏ cho vào bình sành, đổ ngập nước để ngâm. Sau 15 ngày là dùng được, ngày uống 40-50ml, chia 2 lần trước bữa ăn. Công dụng: bổ tâm thận, lưu thông khí huyết, tăng cường sinh lực.

Bài 8: Chữa chứng thống phong (các khớp sưng đau đột ngột, đi lại khó khăn, toàn thân mệt mỏi): Ngũ gia bì 16, bồ công anh 16g, trinh nữ 16g, rễ cỏ xước 20g, nam tục đoạn 16g, đinh lăng 16g, cà gai leo 16g, tất bát 12g, cát căn 16g, đơn hoa 16g, quế 10g, kinh giới 16g, xương bồ 16g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 9: Đau thần kinh vai cổ do hàn thấp: Ngũ gia bì 16g, rễ cỏ xước 16g, thổ linh 16g, quế 10g, kiện 10g, tế tân 6g, tang ký sinh 16g, cố chỉ 10g, phòng phong 10g, kinh giới 16g. Sắc uống ngày 1 thang. Công dụng: trừ phong hàn, thông hoạt kinh lạc, giảm đau.

Bài 10: Sản phụ phù nề sau khi sinh: Ngũ gia bì 16g, hồng hoa 10g, tô mộc 20g, uất kim 12g, đinh lăng 20g, bạch truật 12g, ích mẫu 16g, quế 10g, đan sâm 16g, xa tiền 10g, trần bì 10g. Đổ nước 1.800ml, sắc lọc bỏ bã lấy 400ml, chia 2 lần uống trong ngày. Công dụng: Hoạt huyết tiêu ứ, bệnh nhân uống thang này sẽ hết phù.

Lương y Trịnh Văn Sĩ

Kinh giới loại thuốc chữa bệnh trong mỗi gia đình

Kinh giới vừa là rau gia vị vừa là cây thuốc dùng làm thuốc chữa bệnh thì lấy cả cây trừ rễ. Khi cây kinh giới bắt đầu nở hoa, nhổ cả cây, cắt bỏ rễ, đem phơi hoặc sấy khô.

Toàn kinh giới

Theo sách thuốc cổ, toàn kinh giới (dùng cành lá dài không quá 40cm tính từ ngọn) 12g phối hợp với sắn dây 24g, sắc uống chữa sốt nóng, nhức đầu, đau mình. Nước sắc toàn kinh giới uống nóng với nước ép măng tre và nước cốt gừng chữa trúng phong, cấm khẩu.

Theo kinh nghiệm dân gian, toàn kinh giới để tươi nấu nước uống và tắm hằng ngày để phòng chống rôm sẩy, mẩn ngứa, mụn nhọt.

Chữa cảm cúm, sốt, đau nhức: lấy toàn kinh giới 5g phối hợp với lá tía tô 3g, cam thảo đất 3g, sài hồ nam hoặc cúc tần 3g, kim ngân 4g, mạn kinh 2g, gừng 3 lát. Tất cả sắc với 200ml nước còn 50ml, uống làm một lần trong ngày; kết hợp lấy lá kinh giới tươi 50g, giã nát với gừng sống 10g, gói vào vải sạch, đánh dọc sống lưng. Hoặc toàn kinh giới, lá tre, cúc tần, bạc hà, tía tô, cát căn, mỗi thứ 20g; cúc hoa, địa liền, mỗi vị 5g; phơi khô, tán bột, rây mịn. Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 4 – 6g.

Chữa cảm hàn ở trẻ em: toàn kinh giới, tía tô, hoắc hung, ngải cứu, mã đề, gừng, mỗi thứ 3 – 4g, sắc nước uống trong ngày.

Chữa ban chẩn: toàn kinh giới, lá dâu, mỗi vị 6g; lá bạc hà, kim ngân, sài đất, mỗi vị 4g; sắc uống ngày một thang.

Chữa chóng mặt, hoa mắt, nghẹt mũi, mắt đỏ: toàn kinh giới, cúc hoa, xuyên khung, cam thảo, bạch chỉ, phòng phong, khương hoạt, hương phụ, tế tân, bạch cương tàm. Các vị lượng bằng nhau, tán nhỏ, rây thành bột mịn. Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 4 – 6g với nước ấm, sau bữa ăn.

Chữa sưng vú, mụn nhọt. toàn kinh giới, thương nhĩ tử, vòi voi, liên kiều, mỗi thứ 12g; kim ngân hoa, cỏ mần trầu, hạ khô thảo, mỗi thứ 10g; bồ công anh 8g. Tất cả sắc uống làm 2 lần trong ngày.

Chữa ho, mất tiếng: toàn kinh giới, tang diệp, tang bạch bì, địa cốt bì, mỗi thứ 12g; tử tô, bán hạ chế, mỗi thứ 8g; trần bì 4g. Sắc uống ngày một thang.


Kinh giới tuệ

Tên thuốc trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian là những cụm hoa kinh giới (hoa đã nở, bông còn xanh) kèm theo 1 – 2 lá ngọn. Dược liệu có dạng bông lệch (các hoa đều mọc hướng về một bên) dài 6 – 10cm, đường kính 0,5 – 0,6cm, tràng hoa phần lớn đã rụng, chỉ còn đài hoa màu lục hoặc tím nhạt, trong chứa hạt màu nâu đen. Chất nhẹ, giòn, dễ gẫy, vị hơi chát, cay và mát, mùi thơm. Thứ màu tím nhạt, cuống nhỏ, bông to nhiều hoa là loại tốt.

Tùy theo cách chế biến mà tính vị, tác dụng của kinh giới tuệ thể hiện cụ thể như sau:

Kinh giới tuệ để sống: Có tác dụng thanh nhiệt, tán ứ, giải độc, tiêu viêm.

Chữa cảm lạnh, nhức đầu, chảy nước mũi: kinh giới tuệ sống và rễ bạch chỉ với lượng bằng nhau phơi khô, tán bột; ngày uống 2 lần, mỗi lần 4 – 8g với nước chè nóng cho ra mồ hôi.

Chữa cảm, sốt, cúm: kinh giới tuệ sống, tía tô, hương nhu, ngải cứu, hoắc hương, lượng mỗi vị 20g, sắc với nước nhiều lần, rồi cô thành cao đặc, luyện với bột nếp làm viên bằng hạt ngô. Ngày uống 2 lần, người lớn mỗi lần 7 – 8 viên với nước sắc lá tre; trẻ em tùy tuổi, 2 – 4 viên. Thuốc còn chữa kiết lỵ (chiêu thuốc với nước sắc lá mơ lông).

Chữa mụn nhọt: kinh giới tuệ sống 12g; mã đề, bồ công anh, kim ngân, thổ phục linh, ké đầu ngựa, cam thảo nam, mỗi thứ 10g; thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.

Chữa viêm họng, khản tiếng: Kinh giới tuệ sống 12g, nhân hạt gai dầu 12g, tán nhỏ, rây bột mịn, trộn với mật làm viên, ngâm làm nhiều lần trong ngày.

Chữa trĩ: kinh giới tuệ sống, hoàng bá, ngũ bội tử, mỗi vị 12g; phèn phi 4g; sắc lấy 300 – 400ml nước, dùng ngâm hậu môn hằng ngày.

Phòng chống bệnh sởi: kinh giới tuệ sống, vỏ quả bưởi, thanh hoa, mỗi vị 20g, đặt lên than đang đỏ hồng, dùng khói xông khắp người trong 15 phút.

Kinh giới tuệ sao vàng: Dùng riêng, tán bột mịn, uống ngày hai lần, mỗi lần 6 – 8g chữa cảm, cúm, sốt, nhức đầu, viêm họng. Hoặc phối hợp với tía tô, lượng mỗi thứ 20g, sắc nước uống, rồi nằm nghỉ, đắp kín cho ra mồ hôi.

Kinh giới tuệ sao đen (dược liệu sống đem rang nhỏ lửa đến khi có màu đen sém, không để cháy thành than). Có tác dụng cầm máu. Dùng riêng, mỗi ngày 12g, dưới dạng nước sắc hoặc thuốc bột. Dùng phối hợp, chữa băng huyết, rong huyết: kinh giới tuệ sao đen, gương sen (sao cháy), ngải cứu (sao đen), cỏ nhọ nồi (sao qua), bách thảo sương, mỗi thứ 12g; rau má 20g; sắc uống ngày một thang.

Chữa tiêu chảy ra máu: kinh giới tuệ sao đen và lá trắc bá sao sém, với lượng mỗi thứ 15 – 20g, sắc uống trong ngày. Dùng 3 – 5 ngày.

Chữa kinh nguyệt ra nhiều không dứt: kinh giới tuệ sao đen 12g, bồ hóng 8g, sao cho hết khói; trộn đều, uống với nước chè làm một lần trong ngày.

DS. Bảo Hoa

Bảo tồn duy trì loại Sâm Ngọc Linh quý hiếm

Bây giờ thì sâm Ngọc Linh đã thực sự… quý như sâm, đã trở thành “của hiếm” ngay trên mảnh đất sản sinh ra nó… Giữ và nhân giống sâm Ngọc Linh để chuyển giao cho đồng bào dân tộc - một công việc được ví như “ngậm ngải” của những con người trên đỉnh núi quanh năm mây phủ…
Chuyện tản mạn trên đường lên chốt

Gọi là “Trung tâm” nghe có vẻ bề thế, thực ra nó là một vườn ươm giống. Ở đây anh em vẫn quen gọi là “chốt sâm”. Từ “chốt” gợi nên một cái gì cẩn trọng, nghiêm mật quá? - Nguyễn Mạy – Giám đốc Trung tâm Bảo tồn giống sâm Ngọc Linh cười: “Đúng thế, các anh là một trong số ít người được ưu tiên tới nơi này”

\




Sâm Ngọc Linh

Chốt sâm ở độ cao 2.000m so với mực nước biển. Rừng già thâm u trầm mặc phân vân nửa màu tối sáng. Ngửi thấy hơi người, từng đàn vắt xanh lè hăm hở bật mình tanh tách. Chúng tôi vừa đi vừa chạy, ngôn ngốt trong hơi thở như kéo bễ và cái cảm giác nửa nóng nửa lạnh cứ chờn vờn trên da thịt... Để thoát nỗi bức bối, tôi quay sang hỏi chuyện sâm… Theo tài liệu chính thức thì sâm Ngọc Linh được bộ đội ta phát hiện vào quãng năm 1970. Thực ra thì trước đó đồng bào dân tộc đã sử dụng từ lâu. Họ đặt tên là  “thuốc dấu”. Qua thực tế chữa bệnh cho thương bệnh binh và những nghiên cứu khoa học sau này đã có thể kết luận: Sâm Ngọc Linh là dược liệu quý, có thể xếp cùng sâm Triều Tiên, sâm Mỹ là 2 loại sâm tốt nhất thế giới…

Thế nhưng năm 1984 lên Đăk Glei công tác, ra chợ tôi vẫn thấy đồng bào dân tộc gùi từng gùi đi bán như… khoai lang. Một kg sâm đủ tuổi chỉ khoảng hơn 1.000 đồng. Mà người ta còn dùng với tâm lý bán tin bán nghi, sắc lên uống như nước chè… Bây giờ thì ngay tại thị trấn Tu Mơrông này, muốn mua sâm Ngọc Linh cũng chẳng dễ.  Sáng nay sau khi thuê 20 ngàn cho một anh xe thồ, tôi mới tìm được nơi bán.

Vườn ươm giống sâm trên núi Ngọc Linh.

 Cô bán hàng không đôi hồi “hét” 20 triệu đồng một kg tươi ! Ấy là còn chưa biết sâm non, già thế nào. Thấy tôi lắc đầu, cô bảo: Ấy là thời điểm này có hàng. Lúc khan, ba - bốn chục triệu cũng chẳng có mà mua… Với cái giá như thế, mấy năm gần đây núi Ngọc Linh đã có không biết bao nhiêu đội quân tứ phương đổ đến săn lùng. Rồi thì nạn trộm cắp, mua bán sâm non – và mấy năm trước đây lại rộ lên nạn sâm giả khiến sâm Ngọc Linh “mất uy” và có nguy cơ tuyệt chủng… Trước tình hình đó, từ năm 2005 Chính phủ đã quyết định cho thực hiện dự án “Bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh có sự tham gia của cộng đồng” kéo dài  đến hết năm 2014 với tổng kinh phí  9,8 tỷ đồng…

“Ngậm ngải” trồng sâm

… Xế chiều chúng tôi mới kéo được đôi chân rã rượi tới “chốt sâm”

Gọi “ chốt”  cho xứng với  sự cẩn trọng, nghiêm nhặt của nó kể cũng phải. Tôi đứng ngắm toàn bộ khu vực - một hàng lưới B40 chạy ngoắt ngoéo dưới những tầng cây cổ thụ. Cứ vài mét lại được treo một bóng điện… Thấy tôi định bước ra vườn, ông tổ trưởng vội níu lại:  “Để em dẫn anh đi. Trong vườn đầy bẫy và hố chông, nguy hiểm đấy”.

Những loại cây quý dường như bao giờ cũng có một sự khác biệt nào đó…Vào khoảng tháng 3 từ rễ cũ dưới đất, sâm Ngọc Linh đâm lên một cuống lá rồi tỏa ra bốn cánh đều nhau hình chân vịt. Vài tháng sau từ đỉnh cuống nhô lên một chùm hoa vàng nhạt, tỏa hương thơm mỡ màng. Mỗi năm sâm chỉ ra được một đốt và mỗi đốt chỉ duy nhất một lá đó… Đến tháng 8 khi hạt chín thì lá cũng lụi dần và sâm chuyển sang thời kỳ “ngủ đông” cho đến sang năm mới lại bắt đầu một chu kỳ sinh trưởng mới…

Sâm Ngọc Linh có thể nhân giống bằng củ và hạt. Ở đây người ta sử dụng chủ yếu là hạt. Mỗi năm sâm chỉ có mỗi đốt mới trong khi một chùm hoa có thể thu được 17 – 18 hạt. Không cần xử lý, ngay sau khi hạt chín là gieo luôn xuống đất. Ra giống không khó mấy. Cái khó là bảo vệ và chăm sóc. Sâm Ngọc Linh rất nhiều địch hại, đặc biệt nhím, sóc, dúi, têtê… là những loài thú rất khoái thứ củ bổ dưỡng này. Còn các loài chim thì lại rất khoái ăn hạt. Chống thú, lưới sắt phải chôn sâu xuống đất 40 phân; còn với chim, khi sâm ra hoa người ta phải chụp ngay cho nó một chiếc giỏ đan bằng mây để bảo vệ… Đất rừng Ngọc Linh mênh mông là thế nhưng không phải nơi nào cũng trồng được sâm. Ngoài sự đảm bảo độ cao, đất phải có tầng mùn dày, chỉ tiếp nhận ánh nắng từ 30- 40%.

Để đảm bảo tính chất tự nhiên, việc làm đất, chăm sóc, tất cả đều bằng thủ công – đặc biệt là không được bón bất kỳ một loại phân gì, kể cả phân hữu cơ. Để thúc đẩy tăng trưởng, người ta kiếm mùn lá cây trong rừng bóp vụn rồi rải đều trên mặt luống… Có lẽ bởi “sống lâu như sâm” mà thời gian ở đây có cảm giác trôi đi rất chậm. Hạt sâm gieo xuống đất, phải đợi đến 5 tháng mới nhú mầm. Một năm chỉ có 6 tháng được thấy sâm hiển hiện trên mặt đất. Nhưng dù bất kể mùa nào thì anh em trên chốt sâm đều phải trực 24/24. Mọi động tác công việc đều “nâng như nâng trứng, hứng như hứng… sâm”  Cuộc sống của họ như ngưng đọng trong một quang cảnh, một hợp âm quen thuộc của đại ngàn… Có lẽ chỉ những chàng trai lớn lên từ rừng (trừ tổ trưởng, tất cả đều là người Xê Đăng) mới đủ kiên nhẫn “ ngậm ngải” trồng sâm…              
             
…Tôi ngậm rất lâu  để thưởng thức cái vị đắng đặc trưng xa rồi mới gặp. Rượu sâm Ngọc Linh uống tới đâu, cái cảm giác như từng mạch máu nhỏ đều dãn nở sau một ngày luồn rừng mệt nhọc… Chuyện loanh quanh rồi lại quay về với sâm… Tu Mơrông hiện đang là một trong những huyện nghèo nhất nước. Thiên nhiên phú cho cây sâm, huyện đã nhìn nhận như một đặc sản quý giá. Với việc xác định sâm Ngọc Linh là một trong 9 sản phẩm chủ lực, là cây “xóa đói giảm nghèo”, dự án “phát triển sâm Ngọc Linh 2012 – 2020, tầm nhìn đến năm 2025” của tỉnh Kon Tum đã có tổng diện tích quy hoạch lên đến  31.000 ha; trong đó vùng trồng sâm là 1.700 ha thuộc 5 xã của Tu Mơ Rông và 3 xã huyện Đăk Glei. Dự kiến đến cuối năm 2015 sẽ trồng được 300 ha và đến 2020 sẽ là 1000 ha. Đồng bào dân tộc có thể sống bằng nghề trồng sâm bởi thực tế cho thấy làng Lạc Bông  (xã Ngọc Lei) trồng sâm nhờ sự giúp đỡ của dự án đã có cuộc sống khá hẳn…

Tuy nhiên từ thực tế đến ước muốn còn là một khoảng cách dài. Mặc dù hiện nay Công ty  Sâm Ngọc Linh đã phát triển được 150 ha và Công ty TNHHMTV Lâm nghiệp Đăk Tô đã trồng được gần 8 ha, cây giống vẫn là một trở lực. Nhân theo kiểu tự nhiên rất chậm, phải cần đến một trung tâm nhân giống theo phương pháp cấy mô thì mới khả dĩ. Và cái khó không kém nữa là vốn… Người ta tính rằng 1ha sâm sau 8 năm trồng có thể cho 400 – 500 kg củ. Với giá bán hiện tại, 1 ha sâm có thể cho lãi đến 6 tỷ đồng. Con số thật hấp dẫn nhưng để đầu tư cho 1ha sâm trong khoảng thời gian ấy phải cần xấp xỉ 2 tỷ đồng. Đối với người dân bản địa thì đây là một con số  khổng lồ…

Sâm Ngọc Linh sẽ trở thành một thương hiệu trên thị trường thế giới. Còn bao nhiêu là sự trì kéo nhưng chắc chắn không phải là một mơ ước xa vời… Mở phiến hoa ép vào cuốn sổ, tôi có cảm giác trong mùi hương thoang thoảng của nó mang theo bao nhiêu là sương khói tháng năm…

Từ năm 2005 Chính phủ quyết định cho thực hiện dự án “Bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh có sự tham gia của cộng đồng” kéo dài  đến hết năm 2014 với tổng kinh phí  9,8 tỷ đồng
Theo N.T (Trang Trại Việt)